Hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh tật. Bạn đã biết các cách tăng cường sức đề kháng chưa, hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Biện pháp 1: Vệ sinh thật tốt, đặc biệt là vệ sinh tay
Cách dễ nhất để tăng cường sức đề kháng của cơ thể là vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay. Chú ý rửa tay vào các thời điểm nhạy cảm sau:
- Trước, trong và sau khi nấu ăn và dùng bữa.
- Sau khi xì mũi, hắt hơi hoặc ho.
- Khi điều trị vết thương hở ở da.
- Khi tiếp xúc với người bệnh.
- Khi thay tã, vệ sinh, tắm rửa cho trẻ em
- Khi chạm vào động vật hoặc các đồ vật của động vật.
- Sau khi vứt rác.
Rửa tay đúng cách làm giảm đáng kể tỷ lệ lây lan bệnh tật. Rửa tay giảm đến 58% bệnh tiêu chảy truyền nhiễm ở những người có hệ miễn dịch yếu. Rửa tay bằng xà phòng và nước giúp bảo vệ trẻ em khỏi nhiều vi sinh vật gây bệnh và giảm thiểu đáng kể số ca tử vong do viêm phổi và bệnh tiêu chảy trẻ em ở lứa tuổi dưới 5.
Đặc biệt, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn là 1 trong tiêu chí 5K của Bộ y tế phòng chống sự lây lan của Sar-Cov-2 trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp hiện nay.
Biện pháp 2: Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh
Những người có sức đề kháng yếu nên hạn chế tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh hoặc mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng. Virus và các tác nhân gây bệnh khác có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc ở khoảng cách gần. Chúng cũng có thể lan truyền trong giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi hay bám dính tại các đồ vật xung quanh người bệnh.
Không phải lúc nào cũng có thể tránh tiếp xúc tuyệt đối với người đang ốm. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng kém nên tránh tiếp xúc gần (bắt tay, ôm, hôn,…).
Đối với những nơi đang có dịch Covid-19, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với mọi người, tuân thủ quy tắc giãn cách 5k của Bộ y tế để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.
Biện pháp 3: Khử trùng đồ gia dụng và môi trường sống
Vi sinh vật gây bệnh có thể sống trên bề mặt khắp mọi nơi trong nhà, trong nhà bếp, giường ngủ, phòng tắm, bàn ăn,…Chúng ta có thể giảm số lượng vi sinh vật có hại bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên khử trùng.
Biện pháp 4: Tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về tiêm chủng Vắc-xin
Phần lớn chúng ta nên tiêm chủng định kỳ. Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch suy giảm nên trì hoãn việc tiêm chủng hoặc không nên tiêm một số loại vắc-xin. Đối tượng này có thể tiêm chủng khi điều trị khỏi các bệnh đang mắc hoặc ngừng sử dụng các nhóm thuốc gây suy giảm miễn dịch
Những người có sức đề kháng kém và hệ miễn dịch suy yếu nên trao đổi với bác sĩ về các loại vắc-xin nên và không nên tiêm rồi làm theo khuyến nghị của bác sĩ.
Biện pháp 5: Kiểm soát căng thẳng và stress
Căng thẳng hay stress có thể làm hệ miễn dịch suy yếu và khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Những người có sức đề kháng kém nên thực hiện một số biện pháp để quản lý căng thẳng. Các bạn có thể thử một vài hoạt động giảm stress bao gồm: yoga, thiền, thư giãn bằng âm nhạc,…
Biện pháp 6: Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc tác động không tốt đến cơ thể, đặc biệt là đến sức khỏe miễn dịch. Thiếu ngủ khiến các cơ quan của cơ thể không được nghỉ ngơi, làm gián đoạn quá trình sản xuất bạch cầu – thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Người lớn nên ngủ ít nhất 6-8 giờ mỗi ngày, còn đối với trẻ em là từ 8 tiếng trở lên tùy theo lứa tuổi.
Biện pháp 7: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh có tác dụng cải thiện sức khỏe rõ rệt. Những người có sức đề kháng kém cần ăn nhiều rau và trái cây hơn để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, sữa,…chế biến an toàn. Tránh các thức ăn chế biến chưa kĩ, còn tồn đọng nhiều vi sinh vật gây bệnh. Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích để cơ thể luôn ở trạng thái khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng
Biện pháp 8: Tập luyện thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn giúp cho cơ thể cường tráng và khỏe mạnh. Ngoài việc tăng cường sức khỏe cơ xương khớp, tập thể dục còn giúp giải phóng endorphin giảm mức độ căng thẳng. Tuy nhiên, những người có sức đề kháng kém chú ý không nên tập quá sức vì điều này có thể làm hệ miễn dịch suy yếu hơn nữa. Tránh tập ở cường độ quá cao, quá thường xuyên trong thời gian dài mà không có các khoảng nghỉ để cơ thể thư giãn.
Biện pháp 9: Cân nhắc dùng các loại thực phẩm bổ sung
Một số vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch. Các vitamin, khoáng chất khác có thể ảnh hưởng đến sức đề kháng bao gồm: Vitamin A, D, E, sắt, acid folic, kẽm…Ngoài ra còn một số chất chống oxy hóa như Superoxyde Dismutase, Catalase, Glutathion,…có vai trò quan trọng trong việc loại gốc tự do, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tốt nhất lấy nguồn cung các chất dinh dưỡng trên từ thực phẩm hàng ngày, tuy nhiên cũng có thể lựa chọn dưới dạng thực phẩm bổ sung ở các quầy quốc, hiệu thuốc.
Cốm bột Ameriw là sản phẩm kết hợp 3 hoạt chất: Superoxyde Dismutase – chất chống oxy hóa hàng đầu, Thymomodulin – tương tự hormon tuyến ức, Lactoferrin – kháng thể tự nhiên có trong sữa mẹ. Cốm bột Ameriw tăng cường sức đề kháng vượt trội, tạo hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp và có vai trò vô cùng quan trọng của cơ thể. Hi vọng qua bài viết này, mọi người đã biết những biện pháp để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ tốt nhất hệ miễn dịch của cơ thể. Hãy tự bảo vệ chính mình đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp các bạn nhé!